Cách thức Cá mòi di cư

Bài chi tiết: Sóng cá

Cá mòi thường di cư theo đàn, chúng thường bơi với số lượng hàng triệu con, chúng rẽ nước vụt lao đi trong lòng đại dương, việc cá mòi di cư tạo nên những màn khiêu vũ tuyệt đẹp trong lòng đại dương. Cảnh tượng hàng triệu con cá mòi bơi theo đàn và cuộn lấy nhau trong cuộc di cư khổng lồ thường niên đã tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục. Những con cá mòi lóng lánh ánh bạc, di chuyển thành đàn lớn, tạo ra những hình thù kì dị. Tuy nhiên, khi phát hiện ra chướng ngại, chúng động loạt di chuyển sang các phía để tránh. Khi gặp kẻ thù hay chướng ngại vật, đàn cá khổng lồ nhanh chóng biến hình, tạo ra những cảnh tượng kì vĩ. Để chống lại những loài cá lớn như cá mập, cá heo, cá voi hay chim ó bao quanh, đàn cá mòi kết thành khối cầu khổng lồ, đường kính 20m, cuồn cuộn lao đi[4] với số lượng hàng chục triệu con, đàn cá thực sự là khối cầu khổng lồ dưới đáy đại dương.

Cận cảnh một làn di chuyển của cá mòi

Việc di chuyển theo đàn giúp chúng tránh kẻ thù và tăng khả năng sống sót hơn so với việc di chuyển một mình. Dù đàn cá đen đặc nhưng việc chạm vào những chúng là rất khó khăn bởi chúng di chuyển linh hoạt. Những con cá nhỏ bé luôn giữ khoảng cách nhất định với những vật thể di chuyển xung quanh nó. Những con cá lấp lánh nhỏ có thể tạo thành những đàn cá trải dài 15 km, rộng 3,5 km và dày tới 40m.[3] Với kích cỡ khổng lồ, cuộc di cư có thể nhìn thấy từ bên ngoài vũ trụ. Kết hợp lại với nhau, cá mòi là những vũ công thực sự dưới đại dương bởi khả năng di chuyển linh hoạt. Hành trình mang lại nguồn thức ăn lớn cho các loài sinh vật biển. Đây có thể được coi là bữa tiệc của những loài săn cá mòi. Tuy nhiên, bữa tiệc đó không hề dễ để thưởng thức bởi việc di chuyển thành đàn khiến những loài săn cá mòi khó để tấn công chính xác con mồi, dù vây quanh nó toàn là thức ăn.[5]

Sống thành bầy là một phương pháp tự vệ rất hữu hiệu của cá mòi, vì bầy cá không thể bị cá lớn ăn thịt đến tuyệt giống. Những con cá mòi có mong muốn được chết, bản năng cảm tử bắt buộc hành vi của chúng. Tuy nhiên chúng cũng trình diễn một cơ chế phòng vệ đủ để làm nản lòng sự đánh phá ban đầu của kẻ thù, nhưng chỉ một thời gian ngắn. Bằng cách xếp lại gần nhau, toàn bộ khối cá mòi làm giảm thiểu khả năng bị bắt, mỗi cá nhân dễ bị ăn hơn một nhóm lớn và chiến thuật này đủ ngăn cản nhiều kẻ đi săn tiềm năng. Thậm chí chúng còn vây bủa cá cá mập khiến cá mập hoàn toàn không tìm được lối đi sau khi bị đàn cá mòi bao vây trong cuộc di cư thường niên của cá mòi dọc theo bờ biển Nam Phi[6]

Hàng triệu cá mòi di chuyển, cuộn lấy nhau tạo nên những đợt sóng cá trong đại dương trong từ cuộc di cư của loài cá mòi. Chúng đông tới mức che hết ánh nắng mặt trời, cho dù ở giữa ban ngày, nhưng đột nhiên bầu trời trên mặt biển tối sầm lại. Đàn cá đã chặn ánh sáng mặt trời, biến ngày thành đêm. Số lượng cá mòi đông tới nỗi không ai có thể biết chính xác có bao nhiêu con tham gia chuyến di cư như thế này.[7] Chúng sống theo bầy đàn để chống lại những kẻ ăn thịt. Di chuyển theo bầy đàn là cách tốt nhất đối với cá mòi nếu chúng muốn sống sót giữa biển cả bao la. Vào mùa hè, những đàn cá mòi phân tán thành từng nhóm nên rất khó tìm thấy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá mòi di cư http://ngoisao.net/tin-tuc/goc-doc-gia/thi-anh/dan... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ky-nang-san-... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/song-ca-tron... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/san-ca-moi-tr... http://doisong.vnexpress.net/photo/nhip-song/mua-c... http://baohungyen.vn/phong-su-ky-su/201404/hoang-h... http://dantri.com.vn/chuyen-la/cuoc-di-cu-cua-dan-... http://dantri.com.vn/the-gioi/man-khieu-vu-tuyet-d... http://thvl.vn/?p=99500 http://www.tienphong.vn/Dep-Cuoc-Song-Muon-Mau/man...